Nằm ở cuối con đường Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân, Hà Nội), có một quán cà phê không biển hiệu cầu kỳ, không bài trí sang trọng. Giản dị và yên tĩnh, đó là nơi ta đến để rồi lúc đi, cái mang theo không phải là hương vị của những cốc cà phê, mà chính là những nhân viên phục vụ đặc biệt. Đó là quán cà phê Nhân Đạo.
Duy làm "nhân viên bán hàng”
Giấc mơ có thật
Quán cà phê Nhân Đạo do trung tâm Sao Mai – "Trung tâm tư vấn phát hiện sớm, can thiệp sớm và chăm sóc trẻ em khuyết tật trí tuệ” thuộc Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam mở ra từ năm 2007 như một lớp học thực hành về kỹ năng giao tiếp cho các em học sinh khuyết tật của trung tâm. Quán chỉ mở theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Thu nhập từ quán sẽ được dành để bổ sung vào quỹ, nhằm hỗ trợ thêm tiền ăn cho các em.
Bà Đạm Thúy Nga - Phó Giám đốc Trung tâm Sao Mai cho biết: "Ý tưởng mở quán cà phê Nhân Đạo là của Bác sỹ Đỗ Thúy Lan - Giám đốc Trung tâm. Mục đích của chúng tôi mở ra quán này là để cho các trẻ chậm phát triển trí tuệ và tự kỷ có cơ hội giao tiếp với bên ngoài đồng thời có kỹ năng sống tối thiểu, ngoài việc giao tiếp, các cháu còn biết làm những việc đơn giản như quét nhà, lau bàn ghế, rửa cốc chén, pha nước mời khách, cách mời chào khách... Mặt khác để cho mọi người trong xã hội có một cách hiểu đúng đắn hơn về trẻ em khuyết tật trí tuệ từ đó thông cảm và yêu quý các cháu hơn”.
Theo lịch đã phân công, đúng 8h30, sau những hoạt động đầu giờ tại lớp học lý thuyết, 2 em của lớp được cô giáo Xuyến dẫn sang quán cà phê. Hôm chúng tôi đến là "buổi làm việc” của Duy và Hiền. Duy năm nay đã bước sang tuổi 19, Hiền lên 12, các em thuộc đối tượng trẻ tự kỷ, chậm phát triển. Nhưng niềm vui, với những công việc cho ngày mới tại quán hiện rõ trên khuôn mặt ngây thơ của hai em.
Bà Đạm Thúy Nga - Phó Giám đốc Trung tâm Sao Mai cho biết: "Ý tưởng mở quán cà phê Nhân Đạo là của Bác sỹ Đỗ Thúy Lan - Giám đốc Trung tâm. Mục đích của chúng tôi mở ra quán này là để cho các trẻ chậm phát triển trí tuệ và tự kỷ có cơ hội giao tiếp với bên ngoài đồng thời có kỹ năng sống tối thiểu, ngoài việc giao tiếp, các cháu còn biết làm những việc đơn giản như quét nhà, lau bàn ghế, rửa cốc chén, pha nước mời khách, cách mời chào khách... Mặt khác để cho mọi người trong xã hội có một cách hiểu đúng đắn hơn về trẻ em khuyết tật trí tuệ từ đó thông cảm và yêu quý các cháu hơn”.
Theo lịch đã phân công, đúng 8h30, sau những hoạt động đầu giờ tại lớp học lý thuyết, 2 em của lớp được cô giáo Xuyến dẫn sang quán cà phê. Hôm chúng tôi đến là "buổi làm việc” của Duy và Hiền. Duy năm nay đã bước sang tuổi 19, Hiền lên 12, các em thuộc đối tượng trẻ tự kỷ, chậm phát triển. Nhưng niềm vui, với những công việc cho ngày mới tại quán hiện rõ trên khuôn mặt ngây thơ của hai em.
Duy và Hiền miệt mài với công việc hàng ngày
Những công việc tưởng chừng quá đơn giản với các bạn cùng lứa tuổi như lau bàn, xếp ghế cho ngay ngắn nhưng Duy và Hiền cũng như những em nhỏ của trung tâm Sao Mai phải mất một thời gian khá dài mới có thể làm được. Riêng với Duy, em đã học thực hành tại quán cà phê hơn 4 năm. Duy đã khá thành thạo với những công việc tại quán. Em lau chùi cốc chén sạch sẽ và xếp mọi thứ khá ngăn nắp.
Nói đến sự trưởng thành cũng như khả năng hòa nhập cộng đồng của những "nhân viên đặc biệt” tại quán cà phê Nhân Đạo thì không thể không nói đến những cô giáo phụ trách quán, những người trực tiếp hướng dẫn các em. Công việc của các cô đòi hiểu nhiều sự kiên trì nhưng hơn cả là tình yêu thương, là sự thấu hiểu và cảm thông với các em. Nhìn cô Xuyến và cô Duyên hướng dẫn một cách tỷ mỷ cho hai em Duy và Hiền từ cách cầm khăn lau bàn, đến cách gập một tờ giấy ăn không khác gì người mẹ dạy cho con trẻ lên 5, lên 7, càng thấy rõ phải có tình yêu thương chân thành, sâu sắc và thực sự hiểu các em thì mới có thể làm cho các em yêu mến, nghe lời. Chính các cô là cầu nối giúp các em hòa nhập vào cộng đồng.
Biết bao đứa trẻ còn như chiếc thuyền lạc lõng vô bờ thì cà phê Nhân đạo giống như một giấc mơ có thật trong ngàn vạn ước mơ về một gia đình nhỏ bé của riêng các em.
Quán cà phê Nhân đạo trên đường Vũ Trọng Phụng
Khát vọng vươn lên
Miên man với những nghĩ suy hỗn độn, hình ảnh của Duy kéo chúng tôi về thực tại. Hình ảnh một cậu con trai cứ mải miết lắc, pha những ly cà phê như thể cậu đang thêm vào đó cả thứ gia vị của niềm đam mê, của khát vọng đứng lên. Cậu bé làm việc với sự chú ý cao. Nhìn sự cẩn thận có phần lo lắng của em mới hiểu được rằng Duy đã làm những công việc tưởng chừng quá đỗi đơn giản ấy bằng tất cả sự cố gắng và nỗ lực của mình. Duy đã quen việc nhưng vẫn chưa nói được rõ ràng, dường như em chỉ muốn mời các cô các chú uống nước bằng chính nụ cười ngượng ngùng đáng yêu của mình.
Hiểu các em và hiểu được mục đích mở quán cà phê, những vị khách đến với quán không có yêu cầu cao. Họ chủ yếu là khách quen, đến không đơn thuần là thưởng thức cà phê mà hơn cả là để chia sẻ, tạo cho các em một môi trường giao tiếp, giúp các em hòa nhập vào cuộc sống. Và cũng chính các em đã giúp cho mọi người có một cái nhìn đúng đắn, cảm thông hơn về trẻ em khuyết tật trí tuệ.
Có thể nói, quán cà phê này tuy giản đơn và nhỏ bé, nhưng ở đó toát lên tình người dung dị mà lớn lao. Sự ân cần chăm sóc, hướng dẫn của những cô giáo đến sự sẻ chia, thăm hỏi của những người khách quen hay mới lần đầu đến với quán dành cho các em - những nhân viên phục vụ đặc biệt làm cho không gian quán tuy nhỏ mà trở nên thật ấm cúng. Và cũng từ nơi đây, một giai điệu cuộc sống vang lên làm nở nụ cười trên những khuôn mặt ngây thơ, trong sáng, làm những tâm hồn xích lại gần nhau, làm ta cảm nhận được hơn giá trị của tình yêu thương...
Hiểu các em và hiểu được mục đích mở quán cà phê, những vị khách đến với quán không có yêu cầu cao. Họ chủ yếu là khách quen, đến không đơn thuần là thưởng thức cà phê mà hơn cả là để chia sẻ, tạo cho các em một môi trường giao tiếp, giúp các em hòa nhập vào cuộc sống. Và cũng chính các em đã giúp cho mọi người có một cái nhìn đúng đắn, cảm thông hơn về trẻ em khuyết tật trí tuệ.
Có thể nói, quán cà phê này tuy giản đơn và nhỏ bé, nhưng ở đó toát lên tình người dung dị mà lớn lao. Sự ân cần chăm sóc, hướng dẫn của những cô giáo đến sự sẻ chia, thăm hỏi của những người khách quen hay mới lần đầu đến với quán dành cho các em - những nhân viên phục vụ đặc biệt làm cho không gian quán tuy nhỏ mà trở nên thật ấm cúng. Và cũng từ nơi đây, một giai điệu cuộc sống vang lên làm nở nụ cười trên những khuôn mặt ngây thơ, trong sáng, làm những tâm hồn xích lại gần nhau, làm ta cảm nhận được hơn giá trị của tình yêu thương...