Heal - Share - Wish - Dynamic
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Heal - Share - Wish - Dynamic

CLB Sinh Viên Khuyết Tật Hà Nội

Hãy đăng ký là thành viên của CLB Sinh viên khuyết tật Hà Nội tại địa chỉ email: hswdclub@gmail.com với Tiêu đề: Đăng ký làm thành viên. CLB Sinh viên khuyết tật Hà Nội, nơi giao lưu vượt qua mọi rào cản xã hội.

You are not connected. Please login or register

Người khuyết tật khổ chuyện chăn gối

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

hswd

hswd
Binh nhất

Cũng có nhu cầu sinh hoạt tình dục như người lành lặn, song người khuyết tật do bị mất một phần cơ thể nên luôn gặp trở ngại trong hạnh phúc lứa đôi.

Người khuyết tật khổ chuyện chăn gối Khuyet-tat
Người khuyết tật vẫn có những khao khát tình dục như người lành lặn nhưng họ luôn gặp trở ngại.

Tâm sự với các bác sĩ nam học trong hội thảo khoa học về vấn đề này diễn ra cuối tuần qua tại TP HCM, anh Minh Cường ở quận Tân Phú cho biết, kể từ sau tai nạn giao thông khiến anh phải tháo khớp cả hai chân, chuyện chăn gối trở thành "tháo mồ hôi".

"Vợ tôi có hợp tác nhưng 'thế thần' mất hết. Không có hai chân, tôi không biết bám víu vào đâu. Điều này khiến tôi mất tự tin và dần chán chuyện chăn gối", anh Cường nói.

Mang nỗi khổ mất cả hai tay do tai nạn lao động xảy ra cuối năm 2010, anh Thụy nhà ở quận Bình Thạnh cho biết, chuyện gần gũi vợ đã không còn được như xưa mặc dù nhu cầu vẫn còn.

"Mặc cảm là chủ yếu, bởi không còn tay, sự mạnh mẽ gần như không còn nữa. Tôi thấy mình như vô dụng, như chỉ biết hưởng thụ. Chuyện ấy giữa tôi với vợ vì thế cũng ít dần và không hề thoải mái", anh Thụy nói.

Không chỉ "thưa dần" như trường hợp anh Cường, anh Thụy, Nguyễn Huy nhà ở Hóc Môn cho biết, anh với vợ gần như ly thân từ sau khi anh bị bỏng xăng.

"Tôi vẫn yêu thương vợ, nhưng mỗi lần chúng tôi bên nhau, nhìn thấy những vết co kéo da gần chỗ kín của tôi, vợ tôi khẽ thở dài rồi ôm tôi khóc. Mọi thèm muốn trong tôi cũng tan biến luôn. Dần dần tôi không còn đề nghị gần nhau nữa. Hạnh phúc cũng nhạt dần", anh Huy tâm sự.

Không chỉ người bị tai nạn mất đi một phần thân thể, hạn chế trong quan hệ tình dục, những người di chứng sau cơn ốm, bệnh tim mạch, tiểu đường cũng cảm thấy mình yếu ớt hơn.

"Tôi nói tôi đã hoàn toàn bình phục, vợ tôi lại cứ e dè vì nghĩ rằng tôi đã thông tim sau nhồi máu cơ tim là không thể gắng sức", bệnh nhân 38 tuổi nhà ở Trảng Bàng, Tây Ninh, nói.

Thống kê của Bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức năng tỉnh Tây Ninh, cho thấy đến 40% người bị di chứng tai biến, chấn thương sọ não gặp trở ngại trong quan hệ tình dục. Lý do chủ yếu là vì "đối tác" e ngại vợ hoặc chồng của mình sẽ bị bệnh nặng lên.

Giáo sư Mathew K.Yau, chuyên gia trị liệu người tàn tật, Đại học James Cook, Australia, cho rằng đời sống tình dục cho người tàn tật chỉ có thể được thỏa mãn khi có sự hợp tác từ đối tác. Chính thái độ của vợ hoặc chồng sẽ khiến người còn lại hoặc tự tin hơn, hoặc mặc cảm hơn.

"Sự điều chỉnh về giá trị, thái độ, ước muốn, kỹ thuật và quan trọng nhất là sự hỗ trợ, hiểu biết và hợp tác từ người bên kia luôn giúp người tàn tật hoàn tất tốt 'công việc' của mình", ông Mathew K.Yau nói.

Cũng theo giáo sư Mathew K.Yau, ngoài tầm quan trọng của đối tác, người tàn tật cần được các bác sĩ chú ý hơn đến chuyện đời sống tình dục của họ để từ đó hướng dẫn cách quan hệ điều độ, đúng cách, thay vì cứ chăm chăm cho rằng "yêu" là có hại, không tốt cho sức khỏe.

Bác sĩ Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc Trung tâm chỉnh hình - phục hồi chức năng trẻ tàn tật vận động TP HCM, cho rằng để tránh thiệt thòi với người khuyết tật, việc giáo dục kiến thức cho họ và những người quanh họ, tránh nạn lãnh cảm, kỳ thị xa lánh là hoàn toàn cần thiết.

Định hướng tình dục, sức khỏe sinh sản cho người khuyết tật, theo các chuyên gia, cần phải được thực hiện ngay tại trường nuôi dạy trẻ khuyết tật một cách cụ thể, từ tư thế hợp lý, đến những biện pháp quan hệ an toàn.

Những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường vừa điều trị, đặc biệt người mắc bệnh ở tuổi trung niên vốn chuyện chăn gối đã bắt đầu "xuống dốc", cần được các bác sĩ nam khoa tư vấn cách điều trị và sinh hoạt phù hợp.
Nguồn: Vnexpress.net

https://www.facebook.com/trung.nguyenvu

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết