Từ những quan sát trong cuộc sống đời thường, và cùng chung ý tưởng giúp người khuyết tật, 4 Thầy trò trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã cùng góp sức chế tạo chiếc xe lăm điện cho người khuyết tật
Thầy, trò cùng ý tưởng
Mỗi ngày, thấy người khuyết tật chân ở cạnh nhà khó nhọc vận hành chiếc xe lăn đã khiến kĩ sư trẻ Nguyễn Duy Đỉnh (ĐH Bách khoa Hà Nội) nảy sinh ý tưởng chế tạo một chiếc xe lăn chạy bằng điện giúp người khuyết tật đi lại dễ dàng hơn. Trong khi đó, TS Tạ Cao Minh, giảng viên Bộ môn Tự động hóa (khoa Điện- Đại học Bách khoa Hà Nội) từ lâu cũng đã chú ý đến nhược điểm của phương tiện di chuyển dành cho người khuyết tật phổ biến hiện nay là loại xe lăn bằng tay hoặc dùng máy nổ chạy bằng xăng, dầu. TS Minh đã nghĩ đến việc chế tạo loại xe lăn điện. Chúng không chỉ tiện dụng hơn cho người khuyết tật mà còn giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nhiên liệu.
Thầy, trò cùng ý tưởng
Mỗi ngày, thấy người khuyết tật chân ở cạnh nhà khó nhọc vận hành chiếc xe lăn đã khiến kĩ sư trẻ Nguyễn Duy Đỉnh (ĐH Bách khoa Hà Nội) nảy sinh ý tưởng chế tạo một chiếc xe lăn chạy bằng điện giúp người khuyết tật đi lại dễ dàng hơn. Trong khi đó, TS Tạ Cao Minh, giảng viên Bộ môn Tự động hóa (khoa Điện- Đại học Bách khoa Hà Nội) từ lâu cũng đã chú ý đến nhược điểm của phương tiện di chuyển dành cho người khuyết tật phổ biến hiện nay là loại xe lăn bằng tay hoặc dùng máy nổ chạy bằng xăng, dầu. TS Minh đã nghĩ đến việc chế tạo loại xe lăn điện. Chúng không chỉ tiện dụng hơn cho người khuyết tật mà còn giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nhiên liệu.
TS Tạ Cao Minh và các sinh viên
Không hẹn mà gặp... Cuộc hội ngộ giữa thầy Minh và 3 chàng sinh viên: Nguyễn Duy Đỉnh, Nguyễn Hoàng Anh và Nguyễn Mạnh Tuấn là tiền đề để thực hiện được ước mơ của cả thầy và trò.
Vất vả chế tạo
Năm 2007, bốn thầy trò chính thức bắt tay vào thiết kế, chế tạo xe lăn điện. Do thiếu nguồn kinh phí nên công việc gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết linh kiện phải mua theo từng lô ngoài chợ trời. Những vất vả cuối cùng cũng được bù đắp, cuối năm 2009, chiếc xe lăn vận hành bằng điện, điều khiển bằng cần lái đầu tiên đã hoàn thành.
Đến nay những chiếc xe lăn điện “made in Việt Nam” đã được nhóm cải tiến thêm rất nhiều với mô hình đơn giản, kết cấu gọn nhẹ, phù hợp với nhiều địa hình, có hệ thống chống trơn trượt và lên được dốc 15 độ. Đặc biệt rất dễ điều khiển phù hợp với người khuyết tật.Vất vả chế tạo
Năm 2007, bốn thầy trò chính thức bắt tay vào thiết kế, chế tạo xe lăn điện. Do thiếu nguồn kinh phí nên công việc gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết linh kiện phải mua theo từng lô ngoài chợ trời. Những vất vả cuối cùng cũng được bù đắp, cuối năm 2009, chiếc xe lăn vận hành bằng điện, điều khiển bằng cần lái đầu tiên đã hoàn thành.
Muốn xe chạy về hướng nào, tiến, lùi, rẽ trái, phải, người điều khiển chỉ cần hướng cần lái về hướng đó. Muốn phanh thì chỉ cần thả cần lái ra, xe sẽ tự phanh. Tốc độ có thể đạt 12-15km/giờ và sau khi đi 30km xe mới phải nạp điện.
Mong muốn thương mại hóa
Kĩ sư Nguyễn Duy Đỉnh cho biết chiếc xe điện mới này có giá khoảng 1.000 USD, chỉ bằng 20% so với xe điện cùng loại của Thái Lan (khoảng 5.000 USD) và bằng 17% so với xe điện cùng loại của Mỹ (khoảng 6.000 USD). Tuy nhiên, nếu được thương mại hóa, giá thành của xe chỉ ở mức 400 - 500 USD, tương đương một chiếc xe đạp điện.
TS Minh cho biết những phiên bản mới của chiếc xe lăn điện vẫn đang được nhóm tiếp tục nghiên cứu cải tiến thêm. Đặc biệt, nếu người dùng có vận hành sai nguyên tắc thì vẫn phải đảm bảo được sự an toàn. Vật liệu xe sẽ có thể được thay thế bằng vật liệu nhựa composite để giảm trọng tải của xe.
Theo nhóm nghiên cứu, chế tạo chiếc xe lăn điện thành công cũng là bước đệm đầu tiên để nhóm hướng tới chế tạo ô tô điện mang thương hiệu Việt Nam.