(Dân trí) - Suốt những ngày Tết, cậu bé mới 16 tháng tuổi không biết đến bộ quần áo đẹp, hay ngồi con thú nhún mà chiều nào cũng phải mặc bộ đồ trắng, quấn khăn tang cùng ông nội ra bờ hồ thắp hương cho bố.
Chưa được uống sữa, mặc đồ mới bé Thành đã phải để tang bố suốt ngày những Tết
Mẹ bỏ đi “không một lời từ biệt” từ khi mới 12 tháng tuổi nên bé Phạm Đình Thành (16 tháng tuổi) sống trong sự đùm bọc yêu thương của bố. Dẫu cuộc sống khó khăn nhưng anh Phạm Đình Trường (27 tuổi, ngụ thôn Lộc Châu 2, xã Tân Nghĩa, Di Linh, Lâm Đồng) vẫn cặm cụi làm thuê, cuốc mướn để lo cho con trai. Anh Trường dành hết tình thương yêu của mình cho bé và coi cậu con trai như động lực sống và là niềm an ủi lớn nhất của đời mình.
Sau những ngày làm việc vất vả để kiếm chút tiền mua sữa, quần áo cho con trong dịp Tết, ngày 30/1 (tức ngày 27 Tết) anh Trường được nghỉ việc về nhà với con từ sớm. Do máy bơm nước bị hư nên anh Trường lội xuống hồ để kiểm tra thì bất chợt bị một luồng điện rò rỉ giật văng xuống hồ. Khoảng 1h sau mọi người mới phát hiện thì anh Trường đã chết ngạt dưới lòng nước.
Trong nỗi nghẹn ngào, ông Phạm Đình Quảng (54 tuổi, bố ruột của anh Trường) kể lại: “Từ khi vợ nó bỏ đi thì ban ngày gửi cháu cho bà nội coi dùm rồi đi làm thuê kiếm tiền, ai kêu gì thì làm đó. Tối đến lại ôm con về nhà, hai bố con nó cứ quấn quýt lấy nhau nên đứa bé cũng không nhớ đến mẹ nữa. Nó mới về khoe vừa được trả tiền công đến chiều sẽ đi mua đồ đẹp cho cháu Thành, ai ngờ chưa kịp thực hiện thì đã bị điện giật chết”.
Bố chết, mẹ bỏ đi, căn nhà nhỏ này giờ trở nên quá rộng lớn với bé Thành
Do hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nên chỉ biết nhờ hàng xóm chung tay giúp sức để lo mai táng cho anh Trường. Đồng thời, ông Quảng chỉ tay về phía căn nhà nhỏ bị đất phủ đỏ nằm nép mình bên sườn đồi cho biết đó là nơi mà hai bố con vẫn ở hàng ngày. Vì không có đường lên nên khi anh Trường gặp nạn ông đã đưa thi thể con trai về nhà mình để lo hậu sự.
Lần theo lối mòn, chúng tôi đến được căn nhà của anh Trường. Cánh cửa vừa mở, bé Thành bất chợt đòi xuống đất vào nhà. Như đã thành thói quen, Thành chập chững bước thẳng về chiếc va li đựng quần áo của 2 bố con, mở khóa tìm kiếm. Những bộ đồ dính sơn nước, xi măng của anh Trường vẫn nằm ngọn trong đó.
Theo lời ông Quảng, nhiều người đến chia buồn với gia đình đã không cầm được nước mắt trước cảnh bé Thành ngồi ôm di ảnh cha. Càng thương bé trai 16 tháng tuổi này bao nhiêu thì càng cảm thấy bất bình, căm phẫn trước sự vô cảm của vợ anh Trường, mẹ ruột bé Thành bấy nhiêu.
“Chuyện vợ chồng mâu thuẫn với nhau là bình thường, nhưng lẳng lặng cuốn gói bỏ đi để con nhỏ lại cho chồng là không chấp nhận được. Càng quá đáng hơn khi mọi người điện thoại thông báo tin chồng chết mà cũng không về thắp một nén hương tiễn biệt, hoặc xem con trai mình bây giờ ra sao thì quả là người mẹ không còn tình người” – Bà Đỗ Thị Hương (48 tuổi, hàng xóm gần nhà ông Quảng) bức xúc.
Cuộc trò chuyện như bị nghẽn lại khi tiếng tiếng khóc bé Thành vang lên, dù cố gắng giỗ dành nhưng bà Vũ Thị Hương (47 tuổi, bà nội của bé Thành) vẫn không thể làm vơi đi tiếng khóc. Bà Hương tâm sự, chiều nào nó cũng khóc đòi bố kiệu trên vai về nhà. Vì khi còn sống con tôi vẫn hay làm vậy. Lắm khi đang ngủ cháu giật mình sờ lên mặt biết không phải bố lại òa khóc. Những lúc này tôi cũng chỉ biết khóc theo vì nhớ con thương cháu.
Từ ngày anh Trường mất đi, bé Thành được ông bà nội chăm sóc. Nhưng hoàn cảnh của ông bà nội còn nhiều khó khăn vẫn phải chạy ăn từng bữa. Dù đã 54 tuổi những ông Quảng vẫn cùng cậu con trai thứ của mình làm thuê khắp nơi để nuôi sống gia đình gồm vợ và hai đứa con trai đang ở tuổi ăn học.
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Quế - Trưởng Công an xã Tân Nghĩa (Di Linh, Lâm Đồng) xác nhận, hoàn cảnh của anh Phạm Đình Trường là rất khó khăn. “Anh Trường là một thanh niên hiền lành trong xã, chưa một lần vi phạm pháp luật. Suốt ngày chỉ biết cặm cụi làm ăn lo cho con” – ông Quế khẳng định.
Ông Quế còn cho biết thêm, ngay khi nhận được tin báo anh Trường bị điện giật chết, công an xã đã có mặt để ghi nhận hiện trường. Nguyên nhân được xác định là do hở điện tại củ bơm nước, đây là chuyện ngoài ý muốn nên gia đình cùng làm cam kết để được mai táng ngay cho anh Trường. Trách nhiệm của chính quyền địa phương là thông báo cho gia đình vợ nạn nhân để nhắn lại với vợ của anh Trường, tuy nhiên không thấy chị này có mặt tại tang chồng. Chỉ có vài người đại diện đến một lúc rồi đi ngay.
Ngoài ra, một điều làm nhiều người dân cảm thấy bức xúc khác là sự thờ ơ của các ban ngành, đoàn thể xã Tân Nghĩa. Ông Quảng khẳng định: “Khi con tôi không may bị nạn, hoàn cảnh thì khó khăn lại vào những ngày cận Tết nhưng không nhận được lời động viên nào cũng như hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền xã”.
Thành mới 16 tháng tuổi chưa thể “ngấm” sự mất mát đang phải gánh chịu
Ông Quảng trăn trở: “Chúng tôi rất thương cháu, giờ bố đã mất, mẹ thì bỏ đi không chịu về nhận con. Nó mới 16 tháng tuổi, tương lai còn quá dài mà sức của vợ chồng già thì sắp kiệt, giỏi lắm chỉ lo cho cháu được 2 bữa cơm canh qua ngày”. Nói đến đây ông đưa mắt nhìn bé Thành đang lay hoay bên bàn thờ bố để bốc trộm quả mận. Thành vẫn còn quá nhỏ để cảm nhận được nỗi đau vô hạn khi sớm rơi vào cảnh mồ côi cha, “có mẹ như không”. Rồi đây em sẽ về đâu?
Chưa được uống sữa, mặc đồ mới bé Thành đã phải để tang bố suốt ngày những Tết
Mẹ bỏ đi “không một lời từ biệt” từ khi mới 12 tháng tuổi nên bé Phạm Đình Thành (16 tháng tuổi) sống trong sự đùm bọc yêu thương của bố. Dẫu cuộc sống khó khăn nhưng anh Phạm Đình Trường (27 tuổi, ngụ thôn Lộc Châu 2, xã Tân Nghĩa, Di Linh, Lâm Đồng) vẫn cặm cụi làm thuê, cuốc mướn để lo cho con trai. Anh Trường dành hết tình thương yêu của mình cho bé và coi cậu con trai như động lực sống và là niềm an ủi lớn nhất của đời mình.
Sau những ngày làm việc vất vả để kiếm chút tiền mua sữa, quần áo cho con trong dịp Tết, ngày 30/1 (tức ngày 27 Tết) anh Trường được nghỉ việc về nhà với con từ sớm. Do máy bơm nước bị hư nên anh Trường lội xuống hồ để kiểm tra thì bất chợt bị một luồng điện rò rỉ giật văng xuống hồ. Khoảng 1h sau mọi người mới phát hiện thì anh Trường đã chết ngạt dưới lòng nước.
Trong nỗi nghẹn ngào, ông Phạm Đình Quảng (54 tuổi, bố ruột của anh Trường) kể lại: “Từ khi vợ nó bỏ đi thì ban ngày gửi cháu cho bà nội coi dùm rồi đi làm thuê kiếm tiền, ai kêu gì thì làm đó. Tối đến lại ôm con về nhà, hai bố con nó cứ quấn quýt lấy nhau nên đứa bé cũng không nhớ đến mẹ nữa. Nó mới về khoe vừa được trả tiền công đến chiều sẽ đi mua đồ đẹp cho cháu Thành, ai ngờ chưa kịp thực hiện thì đã bị điện giật chết”.
Bố chết, mẹ bỏ đi, căn nhà nhỏ này giờ trở nên quá rộng lớn với bé Thành
Do hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nên chỉ biết nhờ hàng xóm chung tay giúp sức để lo mai táng cho anh Trường. Đồng thời, ông Quảng chỉ tay về phía căn nhà nhỏ bị đất phủ đỏ nằm nép mình bên sườn đồi cho biết đó là nơi mà hai bố con vẫn ở hàng ngày. Vì không có đường lên nên khi anh Trường gặp nạn ông đã đưa thi thể con trai về nhà mình để lo hậu sự.
Lần theo lối mòn, chúng tôi đến được căn nhà của anh Trường. Cánh cửa vừa mở, bé Thành bất chợt đòi xuống đất vào nhà. Như đã thành thói quen, Thành chập chững bước thẳng về chiếc va li đựng quần áo của 2 bố con, mở khóa tìm kiếm. Những bộ đồ dính sơn nước, xi măng của anh Trường vẫn nằm ngọn trong đó.
Theo lời ông Quảng, nhiều người đến chia buồn với gia đình đã không cầm được nước mắt trước cảnh bé Thành ngồi ôm di ảnh cha. Càng thương bé trai 16 tháng tuổi này bao nhiêu thì càng cảm thấy bất bình, căm phẫn trước sự vô cảm của vợ anh Trường, mẹ ruột bé Thành bấy nhiêu.
“Chuyện vợ chồng mâu thuẫn với nhau là bình thường, nhưng lẳng lặng cuốn gói bỏ đi để con nhỏ lại cho chồng là không chấp nhận được. Càng quá đáng hơn khi mọi người điện thoại thông báo tin chồng chết mà cũng không về thắp một nén hương tiễn biệt, hoặc xem con trai mình bây giờ ra sao thì quả là người mẹ không còn tình người” – Bà Đỗ Thị Hương (48 tuổi, hàng xóm gần nhà ông Quảng) bức xúc.
Cuộc trò chuyện như bị nghẽn lại khi tiếng tiếng khóc bé Thành vang lên, dù cố gắng giỗ dành nhưng bà Vũ Thị Hương (47 tuổi, bà nội của bé Thành) vẫn không thể làm vơi đi tiếng khóc. Bà Hương tâm sự, chiều nào nó cũng khóc đòi bố kiệu trên vai về nhà. Vì khi còn sống con tôi vẫn hay làm vậy. Lắm khi đang ngủ cháu giật mình sờ lên mặt biết không phải bố lại òa khóc. Những lúc này tôi cũng chỉ biết khóc theo vì nhớ con thương cháu.
Từ ngày anh Trường mất đi, bé Thành được ông bà nội chăm sóc. Nhưng hoàn cảnh của ông bà nội còn nhiều khó khăn vẫn phải chạy ăn từng bữa. Dù đã 54 tuổi những ông Quảng vẫn cùng cậu con trai thứ của mình làm thuê khắp nơi để nuôi sống gia đình gồm vợ và hai đứa con trai đang ở tuổi ăn học.
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Quế - Trưởng Công an xã Tân Nghĩa (Di Linh, Lâm Đồng) xác nhận, hoàn cảnh của anh Phạm Đình Trường là rất khó khăn. “Anh Trường là một thanh niên hiền lành trong xã, chưa một lần vi phạm pháp luật. Suốt ngày chỉ biết cặm cụi làm ăn lo cho con” – ông Quế khẳng định.
Ông Quế còn cho biết thêm, ngay khi nhận được tin báo anh Trường bị điện giật chết, công an xã đã có mặt để ghi nhận hiện trường. Nguyên nhân được xác định là do hở điện tại củ bơm nước, đây là chuyện ngoài ý muốn nên gia đình cùng làm cam kết để được mai táng ngay cho anh Trường. Trách nhiệm của chính quyền địa phương là thông báo cho gia đình vợ nạn nhân để nhắn lại với vợ của anh Trường, tuy nhiên không thấy chị này có mặt tại tang chồng. Chỉ có vài người đại diện đến một lúc rồi đi ngay.
Ngoài ra, một điều làm nhiều người dân cảm thấy bức xúc khác là sự thờ ơ của các ban ngành, đoàn thể xã Tân Nghĩa. Ông Quảng khẳng định: “Khi con tôi không may bị nạn, hoàn cảnh thì khó khăn lại vào những ngày cận Tết nhưng không nhận được lời động viên nào cũng như hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền xã”.
Thành mới 16 tháng tuổi chưa thể “ngấm” sự mất mát đang phải gánh chịu
Ông Quảng trăn trở: “Chúng tôi rất thương cháu, giờ bố đã mất, mẹ thì bỏ đi không chịu về nhận con. Nó mới 16 tháng tuổi, tương lai còn quá dài mà sức của vợ chồng già thì sắp kiệt, giỏi lắm chỉ lo cho cháu được 2 bữa cơm canh qua ngày”. Nói đến đây ông đưa mắt nhìn bé Thành đang lay hoay bên bàn thờ bố để bốc trộm quả mận. Thành vẫn còn quá nhỏ để cảm nhận được nỗi đau vô hạn khi sớm rơi vào cảnh mồ côi cha, “có mẹ như không”. Rồi đây em sẽ về đâu?