TP - Thủy Ngọc Phong, học sinh lớp 12A1, trường THPT bán công Thái Phiên (Thăng Bình, Quảng Nam) được nhiều người đặt biệt cho hiệu Phong rô-bốt. Phong từng chế tạo rô-bốt cứu hỏa với hệ thống phun nước tự động; hệ thống chống trộm bằng tia hồng ngoại; rô-bốt xây dựng. Năm 2010, Phong đoạt giải nhì Sáng tạo trẻ với mô hình rô bốt xe lăn leo cầu thang cho người khuyết tật.
Thủy Ngọc Phong bên mô hình xe lăn leo cầu thang“Học đều các môn, tuy nhiên Phong ham thích đặc biệt môn vật lý và kỹ thuật. Những tiết học liên quan đến kỹ thuật em luôn là người sôi nổi phát biểu và mạnh dạn đặt câu hỏi từ thực tế cuộc sống với thầy giáo” - thầy Võ Trúc, giáo viên môn kỹ thuật cho biết.
Theo người thân trong gia đình Phong, từ khi còn học tiểu học, Phong đã luôn thắc mắc về những sự việc diễn ra xung quanh như vì sao cánh quạt điện quay? Vì sao có thể bơm nước dưới lòng đất lên... Bước vào bậc trung học, kiến thức vật lý học ở trường hé mở phần nào thắc mắc của cậu học trò đam mê nghiên cứu.
Với sản phẩm rô-bốt chống trộm và rô-bốt xây dựng, Phong được T.Ư Đoàn, Bộ Khoa học & Công nghệ trao giải khuyến khích trong cuộc thi Sáng tạo trẻ. Năm 2010, sáng tạo rô-bốt leo cầu thang cho người khuyết tật đến với Phong cũng thật tình cờ.
Trong lần tham gia giao lưu với người khuyết tật, sự khó khăn khi di chuyển của các bạn khiến Phong thấy mình cần làm điều có ích giúp các bạn. Phong chia sẻ suy nghĩ, với người khuyết tật, chiếc xe lăn không nên chỉ là phương tiện giải quyết việc đi lại mà còn phải là thứ có thể đưa họ hòa nhập cộng đồng, học tập và làm việc như bao người bình thường khác.
Nghĩ là làm. Không có tiền mua thiết bị, Phong tận dụng linh kiện từ những vật dụng sinh hoạt bị hỏng mà nhiều người vứt đi. Trong thời gian này, gần như ngoài việc học, Phong chỉ có niềm vui thích với những ốc vít, linh kiện điện tử và những sản phẩm sáng tạo của mình.
Những phút thư giãn hiếm hoi cũng chính là lúc Phong tìm ý tưởng sáng tạo mới bổ sung cho mô hình. Sau nhiều cuộc thử nghiệm thất bại, cuối cùng mô hình xe lăn leo cầu thang hoàn chỉnh ra đời.
Mô hình xe lăn của Phong còn được thiết kế thêm hệ thống mát xa, quạt gió, máy nghe nhạc, cánh tay rô-bốt. Phong rất mong nhận được sự cộng tác của các cơ quan để sáng tạo của mình được ứng dụng, mang lại lợi ích cho người khuyết tật.
Ông Thủy Ngọc Mười, cha của Phong tâm sự: “Thấy con có niềm đam mê sáng tạo và đạt được những thành công bước đầu, tôi rất vui và hạnh phúc. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế gia đình không khá giả gì nên chẳng thể giúp được nhiều, chỉ động viên con về tinh thần”.
Thủy Ngọc Phong bên mô hình xe lăn leo cầu thang
Theo người thân trong gia đình Phong, từ khi còn học tiểu học, Phong đã luôn thắc mắc về những sự việc diễn ra xung quanh như vì sao cánh quạt điện quay? Vì sao có thể bơm nước dưới lòng đất lên... Bước vào bậc trung học, kiến thức vật lý học ở trường hé mở phần nào thắc mắc của cậu học trò đam mê nghiên cứu.
Với sản phẩm rô-bốt chống trộm và rô-bốt xây dựng, Phong được T.Ư Đoàn, Bộ Khoa học & Công nghệ trao giải khuyến khích trong cuộc thi Sáng tạo trẻ. Năm 2010, sáng tạo rô-bốt leo cầu thang cho người khuyết tật đến với Phong cũng thật tình cờ.
Trong lần tham gia giao lưu với người khuyết tật, sự khó khăn khi di chuyển của các bạn khiến Phong thấy mình cần làm điều có ích giúp các bạn. Phong chia sẻ suy nghĩ, với người khuyết tật, chiếc xe lăn không nên chỉ là phương tiện giải quyết việc đi lại mà còn phải là thứ có thể đưa họ hòa nhập cộng đồng, học tập và làm việc như bao người bình thường khác.
Nghĩ là làm. Không có tiền mua thiết bị, Phong tận dụng linh kiện từ những vật dụng sinh hoạt bị hỏng mà nhiều người vứt đi. Trong thời gian này, gần như ngoài việc học, Phong chỉ có niềm vui thích với những ốc vít, linh kiện điện tử và những sản phẩm sáng tạo của mình.
Những phút thư giãn hiếm hoi cũng chính là lúc Phong tìm ý tưởng sáng tạo mới bổ sung cho mô hình. Sau nhiều cuộc thử nghiệm thất bại, cuối cùng mô hình xe lăn leo cầu thang hoàn chỉnh ra đời.
Mô hình xe lăn của Phong còn được thiết kế thêm hệ thống mát xa, quạt gió, máy nghe nhạc, cánh tay rô-bốt. Phong rất mong nhận được sự cộng tác của các cơ quan để sáng tạo của mình được ứng dụng, mang lại lợi ích cho người khuyết tật.
Ông Thủy Ngọc Mười, cha của Phong tâm sự: “Thấy con có niềm đam mê sáng tạo và đạt được những thành công bước đầu, tôi rất vui và hạnh phúc. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế gia đình không khá giả gì nên chẳng thể giúp được nhiều, chỉ động viên con về tinh thần”.