Heal - Share - Wish - Dynamic
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Heal - Share - Wish - Dynamic

CLB Sinh Viên Khuyết Tật Hà Nội

Hãy đăng ký là thành viên của CLB Sinh viên khuyết tật Hà Nội tại địa chỉ email: hswdclub@gmail.com với Tiêu đề: Đăng ký làm thành viên. CLB Sinh viên khuyết tật Hà Nội, nơi giao lưu vượt qua mọi rào cản xã hội.

You are not connected. Please login or register

Sức khỏe sinh sản của người khuyết tật bị… bỏ ngỏ

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

hswd

hswd
Binh nhất

Một thực tế là người khuyết tật (NKT) ở nước ta hiện nay đã được xã hội quan tâm giúp đỡ công ăn việc làm, hòa nhập cộng đồng song vấn đề tình dục và sức khỏe sinh sản (SKSS) của họ thì gần như bị… bỏ ngỏ.

Ít cơ hội tình yêu cho NKT

Nguyễn Thị L.* (Hà Nội) bị khuyết tật vận động từ nhỏ. Năm nay, L. đã ở cái tuổi 26 nhưng đối với chị, tình yêu và cuộc sống hôn nhân dường như vẫn là một giấc mơ mong manh.

L. tâm sự: “Em nghĩ, cái gọi là cơ hội tình yêu cho NKT rất ít vì NKT như em hầu như đều mặc cảm, tự ti với khuyết tật mà mình gặp phải. Ví như em, nếu bình thường ra ngoài xã hội vui chơi cùng bạn bè sẽ tự tin biết bao, đằng này lại tồn tại một khoảng cách khá lớn với mọi người”.

Sức khỏe sinh sản của người khuyết tật bị… bỏ ngỏ  Nguoikhuyettatjpg-044914
Ảnh minh họa.

Cảm thấy tự ti với khuyết tật trên cơ thể mình, thêm vào đó phần lớn NKT ít có cơ hội giao lưu kết bạn. Đặc biệt là cơ hội giao lưu với người không khuyết tật bởi lẽ họ ít được đi học, ít được ra ngoài. Chính điều này cũng khiến cho cơ hội tình yêu và cơ hội lựa chọn của họ bị hạn chế. Một nam giới khuyết tật người Thái Bình đã từng thổ lộ: “Hiện tại chúng tôi rất ít cơ hội được giao lưu với người bình thường, người ta cũng không hiểu được NKT và cứ mặc định là NKT không làm nổi việc gì cả”.

NKT phần nhiều không dám chủ động trong tình yêu vì khuyết tật khiến cho họ khó có khả năng kiếm được công việc tốt. Đây cũng chính là rào cản làm cho họ chịu “an phận” không dám nghĩ nhiều đến hạnh phúc lứa đôi.

“Nếu yêu thì cũng có nhiều vấn đề phải lo, thứ nhất là lo có thể nuôi sống bản thân mình không, thứ nữa là người yêu của mình và cuộc sống sau này liệu sẽ khó khăn và vất vả như thế nào? Với bọn em thì kiếm một công việc dễ dàng, hợp với mình để có thu nhập là điều không phải dễ”- một người khuyết tật chia sẻ.

Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số (CCHIP) đã tiến hành nghiên cứu về quyền sinh sản và tình dục của thanh niên khuyết tật VN. Bà Đinh Thị Phương Nga, chủ nhiệm chương trình nghiên cứu cho hay: “Rào cản kỳ thị và tự kỳ thị là cản trở chính đối với cơ hội có tình yêu và hôn nhân của NKT, đặc biệt là nữ khuyết tật. Định kiến “trâu đi tìm cọc” làm cho các bạn nữ khuyết tật không dám thể hiện tình yêu của mình vì sợ bị đánh giá. Đa số họ tâm sự, nếu người đàn ông chủ động nói tình cảm trước thì mình đồng ý còn không thì thôi chứ không bao giờ chị em chịu chủ động”.

Quá nhiều rào cản

Theo thống kê, NKT là nhóm thiểu số lớn nhất trên thế giới với 10% dân số tương đương 650 triệu người và có mặt ở mọi cộng đồng dân cư. Hiện, VN có khoảng hơn 5 triệu NKT chiếm trên dưới 6% dân số. Xã hội đã quan tâm rất nhiều đến việc làm, hòa nhập cộng đồng của họ nhưng riêng chuyện tình yêu và SKSS thì dường như vẫn bị bỏ ngỏ vì đây là chuyện… tế nhị!

Bà Phương Nga cũng cho biết, ngoài rào cản tự kỳ thị,việc yêu và kết hôn của NKT thường bị cản trở bởi chính gia đình họ. Không ít trường hợp phải chia tay trong đau khổ khiến họ mất niềm tin vào cuộc sống.
Sức khỏe sinh sản của người khuyết tật bị… bỏ ngỏ  NguoikhuyettatJPG-044915
Người khuyết tật. Ảnh minh họa.

Quan niệm gắn liền tình yêu – hôn nhân – tình dục – sinh con của người VN ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện quyền sinh sản và tình dục của NKT. Việc gắn kết này đôi khi khiến cuộc sống tồi tệ hơn vì sợi dây ràng buộc quá lớn, bà Nga nói thêm.

Bên cạnh đó, kênh thông tin về SKSS và tình dục cho đối tượng NKT còn rất hạn chế, họ không có điều kiện để tiếp cận. Tất cả những NKT trong nghiên cứu đều nói rằng, họ chưa bao giờ tiếp cận với các thông tin SKSS và tình dục dành riêng cho NKT mà chỉ là những thông tin chung chung dành cho mọi người.

Bà Nga dẫn chứng, với NKT chân tay - đặc biệt là nam giới, họ sẽ gặp tương đối nhiều khó khăn trong việc làm thế nào để thỏa mãn bạn tình và thỏa mãn chính mình nhưng hầu như không có thông tin hướng dẫn. Hay với người khiếm thị họ thiếu hụt hình ảnh và họ vẫn chưa nhận được thông tin nào chỉ ra cách khắc phục, bù đắp sự thiếu hụt ấy… Ngay cả ở những trang tin dành riêng cho NKT như sách báo của hội người mù cũng không có những thông tin về SKSS và tình dục cho riêng nhóm khuyết tật.

Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng tại các cơ sở dịch vụ chăm sóc SKSS, tình dục hiện tại chưa thân thiện với NKT. Các cán bộ y tế chưa thật nhạy cảm khi thăm khám và chỉ dẫn cho NKT. Một nữ khuyết tật chua xót kể: “Ngày trước chị đi khám thai, chị có cảm giác như người ta ngỡ ngàng khi thấy mình mang bầu. Ông bác sĩ khám thai còn bảo “em giỏi thế, em “làm việc” cả “chỗ đấy” nữa cơ à?”. Đấy cũng là một trong những cái NKT cảm thấy ngại, ngại khi bị họ thổi lên quá…!”.

(*) Tên nhân vật đã được thay đổi.
Nguồn: baomoi.com

https://www.facebook.com/trung.nguyenvu

Admin

Admin
Admin

Bài này rất hay!

https://hswd.forum-viet.com

hswd

hswd
Binh nhất

Uh,bài này đáng phải quan tâm , hầu như toàn thấy báo chí,truyền hình,các nơi nói nhiều về công việc,học tập ,nghị lực vươn lên của nkt nhưng không thấy nói về vấn đề sức khỏe sinh sản nkt lắm, ít có các buổi họp,tọa đàm,chương trình truyền hình nói về chủ đề này.

https://www.facebook.com/trung.nguyenvu

Admin

Admin
Admin

Ừ, trong thời gian tới sẽ có nhiều! Đấu tranh bằng được. Hi hi ^^

https://hswd.forum-viet.com

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết