14.000 lao động của bảy doanh nghiệp phía bắc đã tham gia chương trình Sáng kiến cơ hội cho mọi người để tiếp cận với hoạt động phòng ngừa HIV/AIDS tại nơi làm việc và hoà nhập lao động khuyết tật.
Chương trình được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp triển khai trong hai tháng tại bốn địa phương là: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên và Vĩnh Phúc.
Cơ hội cho mọi người là chương trình đào tạo kết hợp với tư vấn tại nhà máy nhằm giúp các doanh nghiệp xây dựng chính sách và chiến lược về phòng ngừa HIV và hòa nhập người khuyết tật. Bảy doanh nghiệp tham gia dự án hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất như: điện, dệt may, xây dựng, bao bì...
Bà Caitlin Wyndham, cán bộ dự án cho biết, trong vòng hai tháng, sáu trong số bảy doanh nghiệp đã xây dựng được các chính sách về phòng ngừa HIV và hòa nhập người khuyết tật tại nơi làm việc. Những chính sách này thúc đẩy đối xử bình đẳng, bảo đảm bảo không bắt buộc người lao động xét nghiệm HIV hoặc công khai tình trạng nhiễm HIV trong quá trình tuyển dụng. Một số doanh nghiệp hiện nay đã thành lập được những nhóm tuyên truyền nâng cao nhận thức về HIV/AIDS, từ đó đào tạo và cung cấp thông tin cho người lao động, hỗ trợ họ tự bảo vệ bản thân khỏi HIV.
Các doanh nghiệp cũng cam kết tạo cơ hội việc làm cho lao động là người khuyết tật. Công ty Cổ phần Hoa Lan (Hưng Yên) đã tuyển dụng ba lao động là người khuyết tật. Hai doanh nghiệp khác đang phối hợp với các hội người khuyết tật địa phương để tuyển dụng những người khuyết tật có đủ trình độ và kỹ năng. Ngoài ra, các doanh nghiệp đã có thể tạo điều kiện hòa nhập người khuyết tật tại những nơi làm việc chính thức, bảo đảm các điều kiện để họ làm việc hiệu quả và không phải đối mặt với bất cứ sự kỳ thị nào.
Theo ông Phạm Ngọc Chính, đại diện Văn phòng giới sử dụng lao động của VCCI, cơ quan này đang hoàn thiện thủ tục pháp lý tiến tới thành lập Hiệp hội phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam để hỗ trợ triển khai các hoạt động liên quan.
Chương trình được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp triển khai trong hai tháng tại bốn địa phương là: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên và Vĩnh Phúc.
Cơ hội cho mọi người là chương trình đào tạo kết hợp với tư vấn tại nhà máy nhằm giúp các doanh nghiệp xây dựng chính sách và chiến lược về phòng ngừa HIV và hòa nhập người khuyết tật. Bảy doanh nghiệp tham gia dự án hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất như: điện, dệt may, xây dựng, bao bì...
Bà Caitlin Wyndham, cán bộ dự án cho biết, trong vòng hai tháng, sáu trong số bảy doanh nghiệp đã xây dựng được các chính sách về phòng ngừa HIV và hòa nhập người khuyết tật tại nơi làm việc. Những chính sách này thúc đẩy đối xử bình đẳng, bảo đảm bảo không bắt buộc người lao động xét nghiệm HIV hoặc công khai tình trạng nhiễm HIV trong quá trình tuyển dụng. Một số doanh nghiệp hiện nay đã thành lập được những nhóm tuyên truyền nâng cao nhận thức về HIV/AIDS, từ đó đào tạo và cung cấp thông tin cho người lao động, hỗ trợ họ tự bảo vệ bản thân khỏi HIV.
Các doanh nghiệp cũng cam kết tạo cơ hội việc làm cho lao động là người khuyết tật. Công ty Cổ phần Hoa Lan (Hưng Yên) đã tuyển dụng ba lao động là người khuyết tật. Hai doanh nghiệp khác đang phối hợp với các hội người khuyết tật địa phương để tuyển dụng những người khuyết tật có đủ trình độ và kỹ năng. Ngoài ra, các doanh nghiệp đã có thể tạo điều kiện hòa nhập người khuyết tật tại những nơi làm việc chính thức, bảo đảm các điều kiện để họ làm việc hiệu quả và không phải đối mặt với bất cứ sự kỳ thị nào.
Theo ông Phạm Ngọc Chính, đại diện Văn phòng giới sử dụng lao động của VCCI, cơ quan này đang hoàn thiện thủ tục pháp lý tiến tới thành lập Hiệp hội phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam để hỗ trợ triển khai các hoạt động liên quan.
nguồn: baomoi.com