Theo ông Nguyễn Hữu Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước, báo cáo viên tại Hội nghị, cả nước hiện có khoảng 5,4 NKT, chiếm 6,34% dân số với hơn 1,1 triệu NKT nặng (chiếm 21,5%) và gần 20% bị nhiều dạng tật.
Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 2 (trực thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội) phối hợp với Hội Người Khuyết tật quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị tập huấn các nội dung cơ bản của Luật Người Khuyết tật (NKT) cùng các văn bản về chế độ, chính sách dành cho các đối tượng là NKT sinh sống trên địa bàn quận.
Theo ông Nguyễn Hữu Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước, báo cáo viên tại Hội nghị, cả nước hiện có khoảng 5,4 NKT, chiếm 6,34% dân số với hơn 1,1 triệu NKT nặng (chiếm 21,5%) và gần 20% bị nhiều dạng tật. Việc tiếp cận các dịch vụ TGPL đối với NKT hiện gặp phải rất nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do việc đi lại, nghe nói, tiếp xúc, trao đổi của NKT rất hạn chế. Họ không thể đến các địa điểm TGPL lưu động, trung tâm hay chi nhánh để yêu cầu TGPL.
Chưa kể, với trường hợp bị các dạng tật phức tạp (như câm, điếc) thì việc tiếp cận, TGPL lại càng vô cùng khó khăn. Bởi với họ, chỉ có cách chuyển tải bằng cử chỉ, hình ảnh nhưng cách làm này cũng có rất nhiều hạn chế do số lượng người thực hiện TGPL chưa nhiều, một số lại thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên biệt về TGPL cho NKT. Thậm chí, ngay đối với người được học ngôn ngữ của người khiếm thính cũng không thể chuyển tải hết nội dung muốn nói do kho ký hiệu giao tiếp cho đối tượng này còn hạn chế.
Tuy nhiên, việc thực hiện các chủ trương, chính sách trong thực tế hiện đang gặp phải những khó khăn do chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Từ thực trạng kể trên, tại Hội nghị tập huấn, cùng với các Trợ giúp viên pháp lý, các luật sư của Hội Luật gia đã tiến hành trợ giúp, tư vấn các vấn đề pháp lý cụ thể cho NKT. Đa số vướng mắc của NKT xoay quanh các chế độ bảo trợ xã hội dành cho NKT, về trình tự, thủ tục, hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội; về các vấn đề liên quan đến quyền của NKT.
Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 2 (trực thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội) phối hợp với Hội Người Khuyết tật quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị tập huấn các nội dung cơ bản của Luật Người Khuyết tật (NKT) cùng các văn bản về chế độ, chính sách dành cho các đối tượng là NKT sinh sống trên địa bàn quận.
Theo ông Nguyễn Hữu Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước, báo cáo viên tại Hội nghị, cả nước hiện có khoảng 5,4 NKT, chiếm 6,34% dân số với hơn 1,1 triệu NKT nặng (chiếm 21,5%) và gần 20% bị nhiều dạng tật. Việc tiếp cận các dịch vụ TGPL đối với NKT hiện gặp phải rất nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do việc đi lại, nghe nói, tiếp xúc, trao đổi của NKT rất hạn chế. Họ không thể đến các địa điểm TGPL lưu động, trung tâm hay chi nhánh để yêu cầu TGPL.
Chưa kể, với trường hợp bị các dạng tật phức tạp (như câm, điếc) thì việc tiếp cận, TGPL lại càng vô cùng khó khăn. Bởi với họ, chỉ có cách chuyển tải bằng cử chỉ, hình ảnh nhưng cách làm này cũng có rất nhiều hạn chế do số lượng người thực hiện TGPL chưa nhiều, một số lại thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên biệt về TGPL cho NKT. Thậm chí, ngay đối với người được học ngôn ngữ của người khiếm thính cũng không thể chuyển tải hết nội dung muốn nói do kho ký hiệu giao tiếp cho đối tượng này còn hạn chế.
Tuy nhiên, việc thực hiện các chủ trương, chính sách trong thực tế hiện đang gặp phải những khó khăn do chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Từ thực trạng kể trên, tại Hội nghị tập huấn, cùng với các Trợ giúp viên pháp lý, các luật sư của Hội Luật gia đã tiến hành trợ giúp, tư vấn các vấn đề pháp lý cụ thể cho NKT. Đa số vướng mắc của NKT xoay quanh các chế độ bảo trợ xã hội dành cho NKT, về trình tự, thủ tục, hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội; về các vấn đề liên quan đến quyền của NKT.
Nguồn: Phapluat