“Ngày hội việc làm thanh niên Thủ đô lần thứ 3 năm 2011” tổ chức tại Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội vào ngày 29/5 tới sẽ tạo cơ hội việc làm cho 37.000 thanh niên Hà Nội.
Đến nay, đã có 110 đơn vị đăng ký tham gia ngày hội việc làm, chủ yếu là các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp và các trung tâm đào tạo, dạy nghề trên địa bàn thành phố, với chỉ tiêu tuyển dụng và tuyển sinh dự kiến gần 37.000 người. Trong đó, lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật vẫn chiếm nhu cầu lớn, khoảng 10.500 người; lao động có trình độ cao đẳng, đại học gần 7.000 người; tuyển sinh hơn 19.000 người.
Các chỉ tiêu tuyển tập trung ở các ngành nghề, lĩnh vực như điện, lắp ráp điện tử, cơ khí, nhân viên marketing, xây dựng, bất động sản, kinh doanh, tin học, kinh doanh, kế toán, may mặc... với mức lương cơ bản từ 2-3 triệu đồng/tháng (đối với công nhân kỹ thuật), 2,5-5 triệu đồng/tháng (đối với kỹ sư, cử nhân)...
Theo Ban tổ chức, ngày hội việc làm thanh niên thủ đô là một trong những hoạt động thiết thực của tuổi trẻ Hà Nội nhằm thể hiện vai trò đồng hành với thanh niên trong việc định hướng, chăm lo, hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp; tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu việc làm đa dạng của các bạn trẻ.
Đặc biệt, trong ngày hội việc làm của thanh niên thủ đô lần này có thao diễn “Thanh niên với nghề truyền thống,” thông qua việc trưng bày các sản phẩm làng nghề, phố nghề truyền thống; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên, sinh viên giao lưu, tìm hiểu về các nghề truyền thống của thủ đô như nghề chạm khắc gỗ, chạm vàng-bạc-đồng, gốm, thêu, sơn mài, mây tre đan...
Ban tổ chức cũng cho biết, thành đoàn Hà Nội còn phối hợp với Hội trợ giúp Người tàn tật Việt Nam, Hội Người khuyết tật Hà Nội tổ chức tọa đàm “Xúc tiến giải quyết việc làm cho người khuyết tật” với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp, các thành viên của Hội Người khuyết tật Hà Nội đang thành đạt trên các lĩnh vực công tác khác nhau. Qua đó, các chuyên gia, các nhà doanh nghiệp và người khuyết tật cùng trao đổi về các phương pháp tạo cơ hội để người khuyết tật có việc làm, giúp họ hòa nhập cộng đồng, phát huy khả năng cá nhân và đóng góp cho xã hội./.
Đến nay, đã có 110 đơn vị đăng ký tham gia ngày hội việc làm, chủ yếu là các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp và các trung tâm đào tạo, dạy nghề trên địa bàn thành phố, với chỉ tiêu tuyển dụng và tuyển sinh dự kiến gần 37.000 người. Trong đó, lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật vẫn chiếm nhu cầu lớn, khoảng 10.500 người; lao động có trình độ cao đẳng, đại học gần 7.000 người; tuyển sinh hơn 19.000 người.
Các chỉ tiêu tuyển tập trung ở các ngành nghề, lĩnh vực như điện, lắp ráp điện tử, cơ khí, nhân viên marketing, xây dựng, bất động sản, kinh doanh, tin học, kinh doanh, kế toán, may mặc... với mức lương cơ bản từ 2-3 triệu đồng/tháng (đối với công nhân kỹ thuật), 2,5-5 triệu đồng/tháng (đối với kỹ sư, cử nhân)...
Theo Ban tổ chức, ngày hội việc làm thanh niên thủ đô là một trong những hoạt động thiết thực của tuổi trẻ Hà Nội nhằm thể hiện vai trò đồng hành với thanh niên trong việc định hướng, chăm lo, hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp; tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu việc làm đa dạng của các bạn trẻ.
Đặc biệt, trong ngày hội việc làm của thanh niên thủ đô lần này có thao diễn “Thanh niên với nghề truyền thống,” thông qua việc trưng bày các sản phẩm làng nghề, phố nghề truyền thống; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên, sinh viên giao lưu, tìm hiểu về các nghề truyền thống của thủ đô như nghề chạm khắc gỗ, chạm vàng-bạc-đồng, gốm, thêu, sơn mài, mây tre đan...
Ban tổ chức cũng cho biết, thành đoàn Hà Nội còn phối hợp với Hội trợ giúp Người tàn tật Việt Nam, Hội Người khuyết tật Hà Nội tổ chức tọa đàm “Xúc tiến giải quyết việc làm cho người khuyết tật” với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp, các thành viên của Hội Người khuyết tật Hà Nội đang thành đạt trên các lĩnh vực công tác khác nhau. Qua đó, các chuyên gia, các nhà doanh nghiệp và người khuyết tật cùng trao đổi về các phương pháp tạo cơ hội để người khuyết tật có việc làm, giúp họ hòa nhập cộng đồng, phát huy khả năng cá nhân và đóng góp cho xã hội./.