Ngày 25/ 5/ 2011, tại Hà Nội, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức USAID, Hội trợ giúp người tàn tật Việt Nam (VNAH) tổ chức tọa đàm chia sẻ thông tin về điều kiện tiếp cận 5 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội cho người khuyết tật. Tham dự buổi tọa đàm có đại diện của Bộ Giao thông vận tải, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, Đại diện Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Hội trợ giúp người tàn tật Việt Nam (VNAH), Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam và đại diện một số Hội, Tổ chức của và vì người khuyết tật.
Tại buổi tọa đàm, Ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường- Bộ Giao thông vận tải giới thiệu tóm tắt các văn bản pháp luật về tiếp cận công trình giao thông công cộng và một số quy định tham gia giao thông của người khuyết tật.
Tiếp đó, hội nghị được nghe Ông Hoàng Ngọc Minh, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội chia sẻ những thông tin liên quan đến điều kiện tiếp cận giao thông đối với người khuyết tật tại 5 tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch đến năm 2020. Theo đó, mạng lưới đường sắt đô thị TP Hà Nội đến năm 2020 theo Quyết định 90/2008/QĐ- TTg ngày 09/ 07/ 2008 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm :
- Tuyến số 1: Ngọc Hồi- Yên Viên- Như Quỳnh, dài 38,7km.
- Tuyến số 2: Nội Bài- Nam Thăng Long- Thượng Đình, dài 35,2km.
- Tuyến số 3: Nhổn- Ga Hà Nội- Hoàng Mai, dài khoảng 21km.
- Tuyến số 4: Tuyến vành đai kết nối các tuyến 1, 2, 3, dài 53,1km.
- Tuyến số 5: Hồ Tây- Láng- Hòa Lạc, dài 34,5km.
Hiện các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội đang triển khai thực hiên. Hệ thống đường sắt đô thị Hà nội được thiết kế đáp ứng nhu cầu tiếp cận, sử dụng của người khuyết tật về vận động, người khiếm thính và khiếm thị . Đặc biệt, đối với các hành khách không thể chủ động di chuyển, nhà ga sẽ có các nhân viên hỗ trợ. Trong hệ thống đường sắt đô thị được thiết kế khi có tình huống nguy hiểm hành khách thì người khuyết tật được đưa vào khu trú ẩn an toàn và được hướng dẫn thoát hiểm của nhân viên cứu trợ./.
Tại buổi tọa đàm, Ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường- Bộ Giao thông vận tải giới thiệu tóm tắt các văn bản pháp luật về tiếp cận công trình giao thông công cộng và một số quy định tham gia giao thông của người khuyết tật.
Tiếp đó, hội nghị được nghe Ông Hoàng Ngọc Minh, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội chia sẻ những thông tin liên quan đến điều kiện tiếp cận giao thông đối với người khuyết tật tại 5 tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch đến năm 2020. Theo đó, mạng lưới đường sắt đô thị TP Hà Nội đến năm 2020 theo Quyết định 90/2008/QĐ- TTg ngày 09/ 07/ 2008 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm :
- Tuyến số 1: Ngọc Hồi- Yên Viên- Như Quỳnh, dài 38,7km.
- Tuyến số 2: Nội Bài- Nam Thăng Long- Thượng Đình, dài 35,2km.
- Tuyến số 3: Nhổn- Ga Hà Nội- Hoàng Mai, dài khoảng 21km.
- Tuyến số 4: Tuyến vành đai kết nối các tuyến 1, 2, 3, dài 53,1km.
- Tuyến số 5: Hồ Tây- Láng- Hòa Lạc, dài 34,5km.
Hiện các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội đang triển khai thực hiên. Hệ thống đường sắt đô thị Hà nội được thiết kế đáp ứng nhu cầu tiếp cận, sử dụng của người khuyết tật về vận động, người khiếm thính và khiếm thị . Đặc biệt, đối với các hành khách không thể chủ động di chuyển, nhà ga sẽ có các nhân viên hỗ trợ. Trong hệ thống đường sắt đô thị được thiết kế khi có tình huống nguy hiểm hành khách thì người khuyết tật được đưa vào khu trú ẩn an toàn và được hướng dẫn thoát hiểm của nhân viên cứu trợ./.